slide_2

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

QUY TRÌNH MUA XE TẠI ĐẠI LÝ

Thưa quý khách hàng, có lẽ trong quý vị có nhiều người đây là lần đầu tiên mua xe ô tô nên vẫn còn chưa biết hết các thủ tục thành toán làm sao cho nhanh gọn cũng như đạt được hiệu quả tối ưu. Sau đâu chúng tôi xin hướng dẫn một vài bước cơ bản nhất trong việc mua xe và thanh toán để quý vị có thể phần nào nắm được.

BƯỚC 1: CHỌN XE
– Sẽ có nhiều quý quý khách khi mua xe đã chọn sẵn cho mình một chủng loại xe và mầu xe ưa thích,
– Tuy nhiên cũng có một số trong quý vị thì lại rơi vào trường hợp đang có trong tay một khoản tiền nào đó và muốn mua chiếc xe phù hợp. Cách tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến bạn bè và nhân viên tư vấn bán xe, quý vị sẽ có được những lựa chọn phù hợp

BƯỚC 2: ĐẶT CỌC

– Đây là một bước rất quan trọng khi bạn mua xe, vì khi đã xác định được chủng loại xe và mầu xe bạn ưa thích, bạn hãy hỏi nhân viên bán xe về sự sẵn có của chiếc xe và nhanh chóng đặt cọc khoảng 10 – 20 triệu để xác nhận việc đặt mua xe của mình với công ty bán. Điều này sẽ giúp công ty bán có sẵn kế hoạch giữ xe cho bạn vì không phải chiếc xe giống như yêu cầu của bạn lúc nào cũng sẵn hàng
– Sau khi đặt cọc bạn cần yêu cầu nhân viên bán xe làm và gửi cho bạn hợp đồng mua bán xe.
– Bước đặt cọc còn đặt biệt quan trọng đối với các khách hàng trả góp, vì đây là yêu cầu bắt buộc của ngân hàng khi làm trả góp.

BƯỚC 3: THANH TOÁN VÀ NHẬN XE

– Trong bước này khá nhiều khách hàng chủ quan nghĩ rằng cứ đến ngày lấy xe mang tiền đến nộp là lấy được xe ngay, và chính quan niệm này dẫn đến họ phải chờ đợi để lấy chiếc xe của mình rất lâu nhiều khi dẫn đến bực bội cho cả 2 bên. Các trường hợp nộp tiền lấy ngay được là khi showroom đang rất sẵn hàng.
– Một mẹo cho quý khách hàng, đặc biệt là quý khách ở xa cũng như các quý khách muốn chọn ngày và giờ lấy xe đó là chuyển thanh toán toàn bộ tiền trước ngày nhận xe từ 1 đến 2 ngày, hoặc sớm hơn càng tốt, điều này giúp nhân viên bán xe cũng như công ti bán xe có kế hoạch lên sẵn xe cho khách hàng. Chiếc xe chỉ thực sự được xác nhận là của khách hàng khi tiền được chuyển 100%, nếu không nó hoàn tàn có thể bị bán cho khách hàng khác.
– Việc chuyển tiền trước cũng giúp cho nhân viên bán xe chủ động làm trước được toàn bộ các thủ tuc giấy tờ như : hóa đơn, giấy tờ bàn giao, phiếu xuất xưởng…. những công việc này nếu được làm trước thì việc giao xe sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều

CHÚ Ý:

Đối với các khách hàng sử dụng hình thức chuyển khoản cần chú ý rằng, nếu chuyển tiền khác ngân hàng sẽ tương đối lâu có thể mất đến 2 ngày tiền mới nổi, điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian nhận xe của khách hàng. Khi làm hợp đồng quý khách nên yêu cầu nhân viên bán xe ghi vào lại ngân hàng mà mình chọn chuyển để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thanh toán

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ XE

Hiểu và nắm rõ quy trình cũng như những giấy tờ cần thiết khi đăng kí xe ô tô mới sẽ giúp cánh tài xế tiết kiệm thời gian và nhanh chóng hoàn thành những thủ tục cần thiết khi sở hữu xế yêu. Dưới đây là những điều cần lưu ý.

Theo Nghị định số 77/2009/NĐ-CP, thủ tục đăng ký xe ô tô bao gồm những bước sau đây:

BƯỚC 1: ĐÓNG THUẾ PHÍ TRƯỚC BẠ XE ÔTÔ

Về thuế trước bạ ô tô, Hà Nội là nơi có phí trước bạ cao nhất (12%), phí ra biển cao nhất (20 triệu đồng), phí ra biển của TP. Hồ Chí Minh là 11 triệu đồng, trong khi đó các tỉnh thành khác chỉ 1 triệu đồng phí lấy biển.

Từ ngày 10/04/2019, theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định phí trước bạ dành cho dòng xe bán tải Pickup và bán tải Van khi đi đăng ký lần đầu lần lượt là 6% và 7,2% tùy tỉnh, thành phố (mức phí này do UBND tỉnh, thành phố tự quyết định). Thời hạn sử dụng không thay đổi, vẫn là 25 năm (biển số C, D, H).

Chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết khi đóng phí trước bạ xe ô tô

– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng do nhà sản xuất xe cung cấp (bản gốc)

– Hóa đơn mua bán xe giữa đại lý và người mua xe (bản gốc)

– Hóa đơn mua bán xe giữa nhà sản xuất xe và đại lý bán xe (bản photo)

-Bản photo CMND và Hộ khẩu đối với người mua xe là cá nhân (nên đem theo bản chính để đối chiếu)

– Bản photo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người xe là công ty tư nhân

– Bản photo Giấy phép đầu tư đối với người mua xe là công ty liên doanh nước ngoài.

Quy trình đóng lệ phí trước bạ xe ô tô

– Đưa hồ sơ đến cơ quan Thuế quận/huyện nơi chủ xe đăng ký thường trú. (Hồ sơ bao gồm 1 bản chính và 1 bản photo. )

– Đến cơ quan Thuế, người mua xe sẽ được hướng dẫn các thủ tục và kê khai tờ khai Thuế.

– Đóng phí trước bạ xe ô tô, nhận biên lai chứng nhận đã hoàn tất đóng thuế. Lúc này, người mua xe sẽ cầm bộ hồ sơ gốc về, còn bộ hồ sơ photo cơ quan Thuế sẽ giữ lại. (Nên kiểm tra kĩ thông tin trên biên lai)

BƯỚC 2: ĐĂNG KÝ VÀ NHẬN CẤP BIỂN SỐ XE ÔTÔ

Hồ sơ đăng ký xe ô tô, nhận cấp biển số xe ô tô bao gồm:

– Tờ khai thuế trước bạ và biên lai đóng thuế trước bạ

– 1 Tờ khai đăng ký xe có dán bản cà số khung, số máy

– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (bản chính)

– Hóa đơn GTGT của Đại lý bán xe xuất cho khách hàng (bản chính)

– Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu (bản chính – đối với xe nhập khẩu)

+ Với khách hàng tư nhân: Bản chính CMND và Hộ khẩu

+ Với khách hàng là Công ty tư nhân, DNTN: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản photo) + Giấy giới thiệu cho người đi đăng ký xe (kể cả giám đốc)

+ Đối với công ty liên doanh nước ngoài: Giấy phép đầu tư (bản photo) + Giấy giới thiệu người đi đăng ký xe (kể cả giám đốc)

Mức phí cho thủ tục đăng ký xe ô tô, cấp biển xe ô tô mới

Đối với dòng xe du lịch từ 5 chỗ đến 10 chỗ ngồi:

– Khu vực I (bao gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh): 2 triệu đồng

– Khu vực II (bao gồm các thành phố trực thuộc Trung ương trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các Thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh): 1 triệu đồng

– Khu vực III (gồm những khu vực ngoài khu vực I và II): 200 nghìn đồng

Đối với dòng xe bán tải, bán tải van: Riêng dòng xe bán tải, bán tải van chịu mức phí chung là 500.000 đồng.

Quy trình đăng ký xe ô tô mới và cấp biển số xe ô tô:

Người mua xe đưa xe ô tô và tất cả các hồ sơ liên quan đến phòng CSGT đường bộ ở địa phương cư trú. đăng ký xe và cấp biển số xe ô tô sẽ bao gồm các bước: nộp hồ sơ, chờ kiểm tra xe, nộp lệ phí đăng ký, bốc số tự động, lấy biển số và giấy hẹn nhận đăng ký xe.

Thông thường, sau khoảng 2-3 ngày thì người mua xe sẽ nhận được giấy đăng ký xe. Lưu ý cần kiểm tra độ chính xác các thông tin trên giấy đăng ký xe để kịp thời sửa.

BƯỚC 3: ĐĂNG KIỂM XE ÔTÔ MỚI

Nơi đăng kiểm xe ô tô

Người mua xe đăng kiểm xe ô tô tại các Chi cục đăng kiểm ở địa phương cư trú. Theo Oto.com.vn, hiện tại có hơn 90 điểm đăng kiểm tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô bao gồm:

– Giấy đăng ký xe hoặc giấy hẹn (bản chính)

– 01 bộ cà số khung, số máy

– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (bản sao)

– Hóa đơn Đại lý bán xe xuất cho Khách hàng (bản sao)

– Giấy giới thiệu đăng ký vào đơn vị vận chuyển (đối với xe kinh doanh vận chuyển hành khách)

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Mức phí đăng kiểm xe ô tô

Ngoài phí đăng kiểm xe ô tô, chủ xe còn phải nộp thêm phí bảo trì đường bộ. Thông thường, chủ xe nên nộp phí bảo trì đường bộ theo thời gian chu kỳ đăng kiểm phương tiện đó.

Dưới đây là biểu phí đăng kiểm xe ô tô, quý độc giả có thể tham khảo:

img_5e197976ed152

Dưới đây là bảng lệ phí bảo trì đường bộ:

img_5e19798edb23f

1. Nên trả góp hay trả thẳng khi mua ô tô?

Nếu bạn dư giả tài chính, có sẵn trong tay số tiền để mua xe thì việc lăn tăn giữa mua ô tô trả góp và trả thẳng không phải là câu hỏi khó. Tuy nhiên khi bạn mới chỉ có trong tay một số tiền nhất định thì việc mua trả góp ô tô là điều hữu ích. Đầu tiên, với việc mua ô tô trả góp bạn có thể quản lý tài chính của mình tốt hơn bằng cách phân bổ một khoản thu nhập thiết lập mỗi tháng từ đó linh hoạt hơn trong chi phí hàng ngày.

Thứ hai, việc mua ô tô trả góp sẽ giúp bạn có ô tô sử dụng thay vì đợi thêm một thời gian dài tích góp tiền mặt. Không những vậy, bạn mua một chiếc xe hoàn toàn bằng tiền mặt, bạn có thể phải đắn đo giữa các phiên bản của một chiếc xe. Bạn thích Vios 2018 hoặc Innova 2018 số tự động nhưng khả năng của bạn chỉ có thể mua được bản số sàn. Như vậy có thể dẫn đến sự không hài lòng và chi phí nâng cấp bổ sung và thậm chí sửa chữa. Mua xe trả góp cung cấp cho bạn tùy chọn để mua xe một chiếc xe bạn thực sự cần và mong muốn.

3443_mua_o_to_tra_gop_1
Mua trả góp là một trong những biện pháp kinh tế khi muốn sở hữu ô tô

2. Có bao nhiêu tiền thì mua ô tô trả góp được?

Tùy từng gói vay, ngân hàng mà bạn cần bỏ ra số tiền ban đầu khác nhau. Thông thường, bạn cần trả trước 10-30% giá trị xe và lệ phí đăng ký. Cá biệt có ngân hàng sẽ cho bạn vay bao gồm cả chi phí đăng ký xe. Giá trị xe có thể khác nhau theo từng phiên bản, màu xe, giá thực tế tại đại lý ở thời điểm mua xe. Trong đó, chi phí ra biển đã có mức chung ít thay đổi.

Ví dụ, khi mua xe Honda City số tự động giá bán trên hóa đơn là 559 triệu, đăng kí biển số TP HCM, bạn cần tối thiểu 10% giá trị xe tương đương 55 triệu đồng, ngân hàng cho vay phần còn lại.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm tối thiểu 94-106 triệu đồng cho các khoản: lệ phí trước bạ 10-12% giá trị xe theo giá tính thuế (vẫn là 622 triệu đồng với Honda City): 62 -74 triệu đồng – Tiền biển số: 20 triệu đồng – Tiền đăng kiểm, bảo trì đường bộ: 4 triệu đồng – Tiền bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm bắt buộc: 8 triệu đồng.

Như vậy tổng số tiền tối thiểu ban đầu bạn cần có là từ 149-161 triệu đồng.

3. Để mua ô tô trả góp cần đáp ứng điều kiện gì?

Đối với khách hàng cá nhân: Đủ 18 tuổi, có thu nhập ổn định (tốt nhất nên chứng minh được thu nhập), không thu nhập chính từ các ngành nghề nhạy cảm như lô đề, ôm bóng…), có đủ CMND gốc, sổ hộ khẩu gốc, không vay ngân hàng trước đó, hoặc có vay nhưng không có nợ xấu từ nhóm 3 trở lên.

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Chủ sở hữu doanh nghiệp trên 18 tuổi, có đủ CMND gốc, không bị nợ xấu. Công ty thành lập trên 3 tháng, có đủ báo cáo thuế và báo cáo tài chính.

4. Khi mua ô tô trả góp, hàng tháng phải trả bao nhiêu tiền?

Đây là một câu hỏi quan trọng và thường được hỏi nhất khi mua ô tô trả góp. Tùy từng ngân hàng mà lãi suất ưu đãi, hạn mức, thời gian vay vốn tối đa khác nhau, số tiền hàng tháng phải trả khác nhau. Tính chung lại, số tiền trả hàng tháng được tính làm 2 phần: Tiền gốc cố định chia đều suốt thời gian vay + tiền lãi hàng tháng (tiền lãi giảm dần theo số dư nợ gốc giảm dần).

Trong đó, về tiền lãi hàng tháng lại được chia ra làm hai gói lãi suất cho người mua lựa chọn. Cách thứ nhất, chọn gói vay mua xe với lãi suất cố định trong suốt thời gian vay. Như vậy, mỗi tháng người mua xe có thể biết được khoản tiền nhất định phải dành cho việc trả góp, từ đó chủ động trong tính toán thu chi. Tuy nhiên, phương án này chỉ phù hợp với những ai có thu nhập ổn định.

2214_o_to_tra_gop_1Cách thứ hai là lãi suất thả trôi tức là ban đầu khi vay mua ô tô trả góp sẽ cố định trong 1 năm hoặc 6 tháng đầu tùy vào cơ chế từng ngân hàng, rồi sau đó sẽ điều chỉnh khoảng 3 tháng/lần theo biên độ 3-4% dựa trên những biến đổi của thị trường.

Ví dụ khi bạn muốn mua chiếc xe trị giá 800 triệu đồng từ ngân hàng VPBank. Khách hàng này được vay với hạn mức tối đa là 70%. Khi đó hạn mức tối đa được vay là 70% x 800.000.000 = 560.000.000 đồng trong 5 năm. Trong 12 tháng đầu tiên, VPBank áp dụng mức lãi suất ưu đãi là 9,4%/năm. Bắt đầu từ tháng thứ 13, lãi suất sẽ ở mức 12%/ năm. Theo đó, các khoản lãi và gốc hàng tháng cần trả cho 15 kỳ đầu khi mua xe trong trường hợp này bao gồm:

2328_o_to_tra_gop_2

5. Có bao nhiêu hình thức trả góp khi mua ô tô?

Đối với việc mua xe ô tô trả góp, có 2 hình thức mua cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau về tính chất tài sản hình thành trước hay sau khoản vay, còn gọi là tín chấp và thế chấp. Cụ thể:

Vay tín chấp: Bạn có thu nhập ổn định là căn cứ để ngân hàng duyệt vay đề nghị mua xe ô tô trả góp của bạn. Khoản vay sẽ hình thành trước khi tài sản thuộc về bạn.

Vay thế chấp: Sau khi hoàn thiện 100% thủ tục nhận xe ô tô về nhà, bạn dùng chính chiếc xe đó thế chấp vào ngân hàng để nhận khoản giải ngân từ ngân hàng. Khoản vay này hình thành sau khi tài sản đã thuộc về bạn. Thậm chí đối với hình thức này, bạn có thể thế chấp một tài sản tương đương, không nhất thiết phải là xe ô tô, ví dụ như nhà đất, sổ đỏ, sổ tiết kiệm…

Đối với hình thức vay tín chấp mua xe trả góp, bạn chỉ cần có số tiền đối ứng, sau đó nhận xe về đăng kí và giải ngân. Hình thức này phù hợp với khách hàng có lượng tiền đối ứng thấp, không bị bó buộc về thời gian.

Riêng đối với hình thức thế chấp, bạn cần tạm ứng đủ 100% số tiền xe cho bên bán, sau khi đăng kí xe xong, bạn mới làm thủ tục trả góp ngân hàng. Lãi suất cho 2 hình thức vay là tương tự nhau.

Thông thường, có tới 90% khách hàng lựa chọn hình thức vay tín chấp khi mua xe ô tô trả góp. Quy trình mua xe ô tô trả góp gồm 5 bước cơ bản, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nếu tuân thủ đúng quy trình này, thông thường khách hàng có thể nhận xe sau 3-5 ngày kể từ ngày đặt cọc xe và chuẩn bị đủ hồ sơ tài chính chuyển cho ngân hàng.

6. Khi nào được tất toán trước hạn vay, phí phạt như thế nào?

Thông thường các ngân hàng áp dụng phí phạt trả nợ sớm khoảng 1%-4% số tiền tất toán tùy theo thời gian tất toán sớm hay muộn. Tuy nhiên 100% ngân hàng đều không phát sinh phí phạt đối với khách hàng tất toán khoản vay từ năm thứ 4 trở đi.

Do đó kinh nghiệm mua xe trả góp cho thấy, bạn nên kéo dài thời gian vay tối đa khoảng 7-8 năm để giảm nhẹ số tiền phải trả hàng tháng, và cố gắng tất toán khoản vay từ đầu năm thứ 5.

7. Có thể mua xe ô tô trả góp khi vướng nợ xấu hay không?

Xung quanh bạn, ắt hẳn đã có vài trường hợp những người thân hoặc bạn bè đã ra quyết định mua xe ô tô trả góp nhưng đến phút cuối cùng trước khi hoàn tất thủ tục cho vay lại được ngân hàng thông báo từ chối cho vay với lý do bản thân có dư nợ xấu mà không biết. Ngẫm đi ngẫm lại vẫn không rõ lí do nợ xấu xuất phát từ đâu, đến khi được nhân viên ngân hàng in thông tin công nợ mới rõ ra là lúc trước giúp đỡ người khác đứng tên vay trả góp mua điện thoại hay các thiết bị gia dụng, chỉ vài trăm ngàn, giá trị không lớn nhưng chưa trả hết nên bị hệ thống ngân hàng “chú ý” khoanh vào nợ xấu.

Đây là nợ xấu nhóm 3, và việc ngân hàng từ chối cho vay là rất bình thường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một vài ngân hàng hỗ trợ, xem xét cho vay khi bạn vướng nợ xấu, chẳng hạn nợ xấu nhóm 1, 2, 3. Lưu ý là chỉ xem xét thôi nhé, do có nhiều yếu tố khác để đánh giá và mỗi ngân hàng sẽ có những tiêu chí riêng để áp dụng.

8. Mua xe ô tô trả góp có hỗ trợ trả góp lãi suất 0% hay không?

Hiện nay, việc trả góp với lãi suất 0% hay trả góp không lãi suất rất thịnh hành với các nước trên thế giới, như Mỹ, Nhật…Giải thích cho hiện tượng này là do mặt bằng lãi suất tại các quốc gia này thấp, thậm chí lãi suất còn âm (đơn cử là tại Nhật Bản).

Tại Việt Nam, hình thức này thường chỉ áp dụng khi ngân hàng muốn đạt được một mục đích nào đó và áp dụng một cách giới hạn như chỉ áp dụng với các chủ thẻ tín dụng, trong thời gian ngắn, số tiền cho vay ít (như các mặt hàng điện tử, du lịch, nội thất, thời trang…)

Còn đối với các mặt hàng có giá trị cao như ô tô, hình thức cho vay không lãi suất hay lãi suất thấp chỉ áp dụng trong khoảng thời gian đầu (3 – 6 hay 12 tháng). Sau đó, lãi suất sẽ được nâng cao tùy vào chính sách lãi suất của từng Ngân hàng.

Có nhiều người sẽ bảo, à nếu vậy thì tôi sẽ chỉ vay trong 12 tháng thôi, hết hỗ trợ lãi suất như vậy thì tôi sẽ không vay nữa, tất toán luôn để được lợi nhất. Nhưng chúng tôi xin lưu ý với bạn rằng, nếu tất toán trước, bạn sẽ bị phạt, và tất nhiên, mức phạt sẽ tương đương mức ngân hàng cho bạn khi hỗ trợ.

9. Có gói cho vay mua ô tô trả góp với lãi suất cố định không?

Tất nhiên câu trả lời là có, và các ngân hàng cũng rất vui lòng cho bạn vay với mức lãi suất cố định không thay đổi trong suốt quá trình vay, không bị phạt khi trả trước hạn. Quá tuyệt đúng không? Tuy nhiên, vâng, tuy nhiên, gói lãi suất này sẽ cao hơn một chút, như kiểu trung bình của gói lãi suất đầu thấp đuôi cao đã kể trên.

Mặc dù vậy, cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ, một vài ngân hàng trong những thời điểm nhất định, áp dụng mức lãi suất cố định khá hợp lý. Do vậy, khi bạn quyết định mua xe ô tô, hãy nhờ tư vấn bán hàng những người làm việc “thân quen” với ngân hàng, tìm giúp bạn ngân hàng có lãi suất hợp lý nhất nhé.

10. Mức tối thiểu phải trả khi chọn vay và lãi hàng tháng là bao nhiêu?

Với sự phổ biến của việc mua ô tô trả góp như hiện nay, các ngân hàng, công ty tài chính đã hỗ trợ người mua xe đến 70%, thậm chí lên đến 80-90% giá trị xe trên hóa đơn mua. Một vài ngân hàng còn tài trợ trên cả mức chi phí đăng ký, tức là chi phí lăn bánh.

Phần lớn hình thức cho vay ô tô trả góp hiện nay sẽ trả gốc kèm theo lãi hàng tháng. Thêm vào đó, số tiền hàng tháng còn phụ thuộc vào thời gian vay, số tiền vay và lãi suất vay. Số tiền lãi sẽ giảm dần theo thời gian.

11. Thủ tục mua ô tô trả góp có phức tạp không?

Một trong những quan tâm của khách hàng khi quyết định mua xe ô tô trả góp là thủ tục vay ngân hàng. Hiện tại thủ tục này cũng không có gì quá phức tạp.

Đối với cá nhân vay, chỉ cần một vài giấy tờ: CMND, hộ khẩu, giấy kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân, bảng lương (nếu đi làm thuê) hoặc sổ ghi chép, hóa đơn mua – bán hàng (nếu tự kinh doanh)…

Với công ty, thì cần giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính…

Ngày nay, các ngân hàng cũng khá cởi mở, các thủ tục rất đơn giản, thậm chí còn hỗ trợ làm hồ sơ cho khách hàng nếu quá trình thẩm định khách hàng tốt.

12. Mua xe tải, xe ô tô trả góp không cần thẩm định tài chính – có thật vậy không?

Để hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu nhất, các đại lý ô tô và các ngân hàng, công ty tài chính luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để hồ sơ, thủ tục mua xe ô tô trả góp của khách hàng trong quá trình chuẩn bị và thẩm định mất ít thời gian nhất. Tuy nhiên, vấn đề hồ sơ vay và thẩm định khả năng vay là bắt buộc trong mọi trường hợp vay mua xe ô tô.

Khi nào bắt đầu tính thời gian bảo hành cho xe ô tô Honda?

Thời gian bảo hành được tính từ ngày xe được giao cho người chủ đầu tiên mua xe hoặc ngày bắt đầu sử dụng, tùy theo điều kiện nào đến trước

Xe ô tô Honda bảo hành bao lâu và bảo hành những gì?

Thời gian bảo hành cho xe ô tô Honda mới là 3 năm hoặc 150.000 km (60.000 dặm), tùy theo điều kiện nào đến trước.Bảo hành xe mới bao gồm tất cả các chi tiết và các bộ phận của xe ô tô Honda mới trừ lốp và những hạng mục được liệt kê trong phần“ Những gì không được bảo hành” trong phần“ Bảo dưỡng” của trang này.

Có khấu trừ (miễn giảm) khi sửa chữa xe bảo hành?

Không, không có khấu trừ cho sửa chữa bảo hành.

Kéo xe có được bảo hành không

Tất cả các chi phí ngẫu nhiên hoặc phát sinh do tay nghề của công nhân hay do hư hỏng vật liệu của bất kì chi tiết nào trên xe sẽ không được bảo hành.Do đó kéo xe không được bảo hành.

Chi phí thuê xe có được hoàn trả không?

Tất cả các chi phí ngẫu nhiên hoặc phát sinh do tay nghề của công nhân hay do hư hỏng vật liệu của bất kì chi tiết nào trên xe sẽ không được bảo hành.Do đó chi phí thuê xe không được bảo hành.

Ai sẽ xác định xem sửa chữa xe của tôi có được bảo hành không?

Mang xe của bạn tới đại lý ô tô Honda gần nhất. Đại lý sẽ chẩn đoán vấn đề hư hỏng của xe và sẽ tư vấn cho bạn về sửa chữa có được bảo hành không.

Tôi có được hoàn trả chi phí cho sửa chữa không được thực hiện tại đại lý ủy quyền không?

Nhìn chung, bạn được yêu cầu mang xe tới đại lý ủy quyền của Honda Ôtô để sửa chữa.

Bảo dưỡng định kỳ có được bảo hành không?

Dịch vụ bảo dưỡng thông thường như điều chỉnh động cơ, rửa xe và đánh bóng, cân bằng bánh xe và điều chỉnh góc đặt bánh xe, điều chỉnh đèn pha, thay thế các bộ lọc, lắp cần gạt mưa, pin điều khiển từ xa, bóng đèn, bugi, điểm phân phối, dây đai dẫn động, chất bôi trơn và nước làm mát, má phanh, guốc phanh, trống phanh, đĩa phanh và đĩa li hợp không nằm trong chính sách bảo hành của Honda.

Tôi có thể sửa đổi chiếc xe hoặc thêm các phụ kiện không chính hãng của Honda không?

Không. Bạn phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng, bảo dưỡng và chăm sóc xe bạn như sơ lược được chỉ ra trong cuốn Hướng dẫn sử dụng và trong Sổ bảo hành và theo dõi bảo dưỡng. Giữ lại hồ sơ và biên nhận của tất cả các lần bảo dưỡng đề phòng trường hợp có yêu cầu xem lại từ phía Honda. Nếu không chúng tôi có thể từ chối bảo hành cho xe bạn. Nên giữ bằng chứng về bảo dưỡng theo yêu quy định đã được thực hiện cùng với việc sửa chữa bảo hành có liên quan. Có phần ghi thông tin bảo dưỡng trong cuốn Sổ bảo hành và theo dõi bảo dưỡng rất thuận lợi cho bạn. Chính sách bảo hành của Honda sẽ không bảo hành cho việc sửa chữa hư hỏng hoặc trong trường hợp mà được xác nhận là lỗi do lắp ráp hoặc sử dụng phụ kiện không phải chính hãng Honda có tại thời điểm bạn đặt hoặc mua chiếc xe Honda mới cũng như sau khi mua hàng tại đại lý của Honda.

Tôi đánh mất sổ bảo hành. Tôi có thể xin lại một quyển khác không?

Mời bạn liên hệ với đại lý của Honda bán xe cho bạn để được cấp một Sổ bảo hành mới.

Bao lâu thì tôi phải thay dầu xe?

Cuốn “Hướng dẫn sử dụng” và “Sổ bảo hành & theo dõi bảo dưỡng” trình bày chi tiết về các loại bảo dưỡng cũng như khoảng thời gian định kỳ cần bảo dưỡng xe.

Tôi cần phải làm gì nếu tôi nghĩ rằng chiếc xe Honda của tôi cần phải bảo dưỡng?

Bạn nên gọi điện cho đại lý của Honda Ôtô Sài Gòn Quận 2, thậm chí bạn không chắc chắn rằng chiếc xe có cần bảo dưỡng hay không.Một cú gọi điện đơn giản sẽ giúp bạn tránh được chi phí lớn và những bất tiện sau này.

Tôi nên làm gì để sửa chữa chiếc xe Honda của tôi sau va chạm?

Luôn luôn yêu cầu Phụ tùng va chạm của Honda để đảm bảo xe bạn vận hành ở mức tốt nhất

Tôi có thể lấy mã chìa khóa cho xe như thế nào?

Bạn hãy liên hệ với đại lý Honda Ôtô gần nhất và yêu cầu đại lý cung cấp thêm một chìa khóa mới.

Tôi có thể nhận được sách hướng dẫn cho chiếc xe Honda của tôi không?

Sách Hướng dẫn sử dụng luôn đi kèm với chiếc xe Honda mới, Do vậy bạn hãy liên hệ với đại lý Honda đã giao xe cho bạn để nhận được cuốn sách Hướng dẫn sử dụng phù hợp.Trong trường hợp bạn mua lại chiếc xe từ người chủ khác, bạn nên hỏi họ về cuốn sách Hướng dẫn sử dụng này.

Tôi có thể nhận thông báo trước kỳ bảo dưỡng xe không?

Thông thường, Đại lý Honda Ôtô sẽ thông báo cho bạn qua điện thoại, email hoặc gửi bạn thẻ“ Nhắc bảo dưỡng” sau khi bạn bảo dưỡng xe tại đại lý của Honda

Tôi có cần phải chăm sóc xe hàng ngày không?

Có, điều này rất cần thiết để chiếc xe của bạn luôn trong điều kiện tốt nhất. Bạn hãy xem mục“ Bảo dưỡng hàng ngày” trong phần“ Bảo dưỡng” của trang web này để biết thêm chi tiết.

Tại sao phanh kêu?

Hỏng hóc thông thường nhất với hệ thống phanh là má phanh bị mòn và rung. Nếu má phanh mòn, chúng gây ra tiếng rít và trong trường hợp quá mòn, phanh có tiếng kêu lạo xạo do va chạm giữa hai tấm kim loại. Tiếng kêu xuất hiện khi đạp chân phanh và kéo dài tới khi bỏ ra chứng tỏ má phanh bị rung.

Thông thường, bất cứ âm thanh khó chịu nào từ chiếc xe cũng khiến bạn liên tưởng tới những hỏng hóc. Tuy nhiên, chứng cứ đó chỉ chắc chắn khi diễn ra liên tục và dai dẳng. Vì vậy, khi bắt đầu nghe thấy tiếng kêu nào đó từ hệ thống phanh, bạn nên chú ý để không phải ân hận vì sự lơ đãng của mình.

Những tiếng kêu từ phanh có nguyên nhân má phanh bị rung động mạnh, do không lắp chặt vào bộ kẹp. Má phanh khi được sản xuất thường có những bộ phận chống rung như tấm đệm.

Ngoài lý do trên, tiếng rít phát ra có thể do má phanh quá cứng. Sau thời gian sử dụng, lớp mềm trên má phanh bị hóa cứng dẫn tới việc tạo ra tiếng kêu khi ma sát với đĩa phanh. Trong trường hợp này, bạn thay má phanh và nếu cần thay hoặc làm lại bề mặt đĩa, tiếng kêu sẽ hết.

Sự khác nhau giữa “gió ngoài” và “gió trong”?

Có hai nút điều hòa làm nhiều người khó hiểu là gió ngoài (hình mũi tên hở) và gió trong (mũi tên kín).khi bật chức năng “gió ngoài”, hệ thống sẽ hút không khi từ bên ngoài xe, đi qua buồng lạnh để thổi vào ca-bin. Còn khi ấn nút “gió trong”, điều hòa sẽ lấy gió ngay từ ca-bin rồi cho quay trở lại. Do đó, “gió trong” sẽ giúp xe nhanh mát hơn tuy không thoáng do không khí được tuần hoàn.

Còn “gió ngoài” sẽ lâu mát nhưng nhờ lấy không khí ngoài xe nên luôn mới. Tuy nhiên, khi đi qua nơi bụi bặm hoặc có mùi, không nên để chức năng gió ngoài. Một số xe hiện đại trang bị các cảm biến. Khi nhận thấy chất lượng không khí bên ngoài quá bẩn, điều hòa sẽ tự chuyển sang chế độ lấy gió trong.

Có nên làm nóng máy trước khi đi?

Với công nghệ cũ như sử dụng chế hòa khí và hệ thống đánh lửa tiêu chuẩn, sẽ rất tốt nếu bạn làm nóng máy khoảng 10 phút trước khi lăn bánh lần đầu trong ngày. Nguyên nhân bởi chế hòa khí có chu trình khởi động nguội, sử dụng một van bướm điều tiết lượng không khí đi vào. Van bướm này điều chính bằng một lò xo hợp kim nên có thể giãn nở hay co lại do nhiệt.

Khi lạnh, lò xo co lại, đóng bướm gió dẫn tới tình trạng hòa khí tới buồng đốt giàu nhiên liệu hơn, giúp động cơ khởi động tốt. Sau khi được làm nóng, lò xo giãn ra, bướm gió mở và chế hòa khí trở về điều kiện làm việc bình thường.

Chế hòa khí là công nghệ đã cũ. Giờ đây hầu hết các xe sử dụng công nghệ phun nhiên liệu điện tử EFI, bơm xăng trực tiếp vào buồng đốt. Với EFI, hệ thống tự đo được nhiệt độ bên ngoài để điều chỉnh lượng xăng bơm cần thiết lúc khởi động và sau khi máy đã đủ nóng. Hệ thống cảm biến và máy tính trung tâm liên tục thu thập các thông số động cơ để điều chỉnh lượng nhiên liệu bơm, thời điểm đánh lửa một cách tối ưu mà không cần biết nhiệt độ động cơ là bao nhiêu.

Do đó, làm nóng máy vào buổi sáng là điều không thực sự cần thiết với những xe hiện đại. Bạn chỉ cần chạy cầm chừng khoảng một phút vào những ngày trời rất lạnh để dầu được lưu thông tốt.

Ắc-quy trên xe được nạp điện?

Hệ thống sạc điện của ôtô đảm bảo đảm ắc-quy luôn được sạc mỗi khi động cơ khởi động. Ắc-quy có vai trò cung cấp năng lượng vận hành motor khởi động máy. Sau khi động cơ chạy, hệ thống sạc cho ắc quy được kích hoạt. Ngoài ra, ắc-quy còn cung cấp điện cho các thiết bị trên xe.

Tại sao xe nhả khói vào buổi sáng?

Trong những buổi sáng lạnh, ống pô của xe thường có những khói trắng. Thực ra đó là hình ảnh hơi nước và các thành phần khác của khí thải bị ngưng tụ. Khi dòng khí thải nóng thoát ra từ động cơ gặp phải khí lạnh nằm trong ống pô sẽ tạo sương mù trắng, thậm chí thành giọt nước.

ABS hoạt động như thế nào và những lưu ý?

Chống bó cứng phanh ABS gồm cảm biến tốc độ đặt tại các bánh, hệ thống thủy lực và bộ điều khiển điện tử. Khi đạp phanh, cảm biến sẽ đo tốc độ ở mỗi bánh. Khi máy tính phát hiện một bánh nào đó bị bó cứng (phanh kẹp chặt khiến bánh xe không quay, dẫn tới mất lái), hệ thống thủy lực được kích hoạt, tác động vào má phanh để nó nhả ra-bóp vào khoảng 15 lần mỗi giây. Do đó, xe vừa có thể dừng lại mà tài xế vẫn không bị mất lái.

Dưới đây là những lưu ý cho lần đầu tiên sử dụng ABS:

– Khi đạp phanh và ABS kích hoạt, có thể cảm nhận bàn đạp nặng hơn bình thường.
– Chân phanh rung và bạn cảm thấy như có tiếng lục cục.
– Cuối cùng, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu như động cơ ca-nô, đó là do hệ thống thủy lực đang vận hành.

Khi xe có ABS, cần nhớ:

– Vẫn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước. ABS không giảm khoảng cách phanh nên nó không giúp xe của bạn dừng ngay lập tức. Ý nghĩa chính của nó là giúp điều khiển xe ngay cả khi phanh gấp.
– Đừng bao giờ nhấp-nhả phanh. Khi phanh hãy đạp thật mạnh và giữ chặt. Khi đó ABS mới được kích hoạt.

Lượng nước bao nhiêu để đảm bảo xe không bị hydroplane?

Hydroplaning hay còn gọi là aquaplaning là hiện tượng xảy ra khi lớp nước tạo bề mặt phân cách giữa lốp và mặt đường. Lúc đó xe không để điều khiển được và phanh cũng không ăn. Theo các nghiên cứu, hydroplaning xuất hiện khi xe đi ở tốc độ trên 80 km/h qua vũng nước. Nước càng sâu, khả năng xảy ra càng lớn.

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng tới hydroplaning:

– Tốc độ xe: tốc độ càng cao, độ bám đường càng giảm và hydroplaning dễ xảy ra.
– Độ sâu của các ta-lông lốp: Lốp càng mòn, mức độ thoát nước giảm và là điều kiện tốt cho hydroplaning.
– Độ sâu nước: Độ sâu càng lớn, hiện tượng mất độ bám đường diễn ra càng sớm.

Khi phát hiện xe bị hydroplaning, hãy làm theo hướng dẫn sau:

– Không được phanh vì phanh lúc đó không còn tác dụng và càng làm do xe bị trượt nhiều hơn.
– Không đánh lái bởi xe đã không điều khiển được.
– Giữ vô lăng thật chặt theo hướng đi thẳng.
– Giảm ga tới khi nào xe đủ chậm để điều khiển được.